Thay đổi mức cấp dưỡng và người nuôi con sau ly hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, mặc dù tại thời điểm ly hôn, vợ bạn không yêu cầu bạn cấp dưỡng nuôi con nhưng theo quy định trên thì vợ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi có lý do chính đáng. Về phía mình, bạn có quyền không đồng ý với yêu cầu cấp dưỡng nêu trên. Trường hợp không thỏa thuận được thì vợ bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về việc giành lại quyền nuôi con: bạn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét, quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, bạn cần phải chứng minh vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Ngoài ra, do con bạn hiện nay đã được 9 tuổi nên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con còn phải xem xét nguyện vọng của con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?