Các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng được quy định như thế nào?

Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp quy định tại điều 119 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011. Điều 119 quy định như sau: “Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (Điều 103)

“Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ.”

Biện pháp này chỉ được áp dụng khi người chưa thành niên chưa có người giám hộ, tức là trong trường hợp cha mẹ đứa trẻ không còn, hoặc không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị không đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để chúng phát triển bình thường.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 104)

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải ứng trước một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cho người được cấp dưỡng giải quyết nhũng khó khăn trước mắt của họ.

Biện pháp này được áp dụng khi giải quyết các vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng xác định yêu cầu có căn cứ như người bị yêu cầu là cha me, vợ chồng của người được cấp dưỡng và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng như : người ốm đau, phải nuôi con nhỏ, không có việc làm; hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể tự mình nuôi con hay bản thân.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 105)

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là việc người gây ra thiệt hại phải ứng trước một khoản tiền nhất định để bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời này được áp dụng trong trường hợp giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan tới yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, xác định rõ yêu cầu và cơ sở của việc áp dụng là hợp pháp, cần thiết phải bồi thường ngay vì người bị hại đang lâm vào tình trạng khoa khăn về kinh tế do ốm đau, không có việc làm, không thể tự mình khắc phục được thiệt hại.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động (Điều 106)

Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động là việc người sử dụng lao động  phải ứng trước một khoản tiền nhất định để trả lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Tòa án áp dụng trong trường hợp giải quyết vụ án về lao động  có yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; yêu cầu đó có căn cứ hợp pháp và cần thiết  phải áp dụng ngay vì người lao động đang lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế do ốm đau, nuôi con nhỏ… nếu không giải quyết ngay sẽ không duy trì được cuộc sống và những người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động (Điều 107)

Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động là việc tạm ngừng thi hành quyết định sa thải người lao động của người sử dụng lao động.

Tòa án áp dụng trong trường hợp giải quyết vụ việc lao động có liên quan tới việc sa thải người lao động; việc sa thải là không có căn cứ pháp luật và người lao động đang gặp khó khăn về kinh tế do không có thu nhập khác, phải nuôi dưỡng người già, người tàn tật… nếu không giải quyết ngay thì họ sẽ không thể có thu nhập để duy trì cuộc sống của họ và những người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Tòa án nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nào không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
5 Tòa án nhân dân có người được xác minh tài sản thu nhập của cá nhân năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền là gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Hỏi đáp pháp luật
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là tạm ngừng phiên tòa? Trường hợp nào được tạm ngừng phiên tòa dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu người đại diện trong hòa giải Tòa án? Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào