Quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo Bộ luật Lao động năm 2012

Tôi làm việc tại công ty trực thuộc ngân hàng. Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động là 8h/ngày, theo giờ kho và theo yêu cầu công việc nhưng công ty luôn yêu cầu nhân viên (bằng miệng và cả văn bản) phải làm việc 24/24 kể cả lễ tết. Từ trước đến này nếu ai không đồng ý làm thì công ty yêu cầu nghỉ việc. Vậy công ty tôi có vi phạm luật lao động không, và tôi có thể khởi kiện công ty đòi quyền lợi của mình trong những năm đã làm việc không?

Câu hỏi của bạn liên quan đến các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Về vấn đề này, Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định như sau:

Điều 104 quy định về thời giờ làm việc bình thường:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Điều 106 quy định về làm thêm giờ:

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Như bạn trình bày, có thể hiểu là công ty yêu cầu bạn phải làm việc kể cả ngày lễ tết và ngày nghỉ. Trong hợp đồng lao động của bạn đã quy định thời gian làm việc là 8h/ngày, theo giờ kho và theo yêu cầu công việc.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012,  hợp đồng lao động của công ty về phần thời giờ làm việc trong một ngày là 8 giờ và theo yêu cầu làm việc là hợp pháp. Ngoài ra, công ty và người lao động còn có thể thỏa thuận về việc làm thêm giờ, nhưng không được quá 30 giờ trong một tháng, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt. Do bạn không nói cụ thể số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tuần phải làm thêm nên chúng tôi không thể kết luận rằng công ty của bạn có vi phạm pháp luật hay không.

Cần lưu ý, pháp luật lao động hiện hành không có quy định cấm người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải làm việc ở những ngày nghỉ lễ. Nếu do yêu cầu và tính chất của công việc, công ty bạn đã có yêu cầu bằng văn bản thông báo cho người lao động về việc phải làm thêm trong những ngày nghỉ lễ thì công ty bạn không vi phạm các quy định của pháp luật về lao động. Thời gian làm việc vào các ngày nghỉ lễ được tính là thời gian làm thêm và được tính vào tiền lương làm thêm giờ. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ với điều kiện được sự đồng ý của người lao động. Sự đồng ý của người lao động có thể thể hiện thông qua hợp đồng lao động hợp pháp. Bạn đã ký hợp đồng lao động đồng ý làm việc theo giờ kho và theo yêu cầu của công việc nên bạn vẫn phải tuân thủ các cam kết trong hợp đồng lao động. Khi bạn đã phải làm việc vào ngày nghỉ lễ thì công ty phải bố trí thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định pháp luật.

Thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp Pháp luật
Thời giờ nghỉ ngơi hằng tuần của người lao động làm các công việc gia công theo đơn đặt hàng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2023? Một năm người lao động được nghỉ phép có lương bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ? Sử dụng người lao động quá thời gian làm thêm bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 của các cơ sở giáo dục năm 2023 tại thành phố Hà Nội?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ nghỉ ngơi của lao động
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ nghỉ ngơi
Thư Viện Pháp Luật
1,540 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời giờ nghỉ ngơi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời giờ nghỉ ngơi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào