Sang nhượng một phần ki-ốt
Trước hết, để kinh doanh trong chợ, bạn phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ:
- Là thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với phạm vi ngành nghề của từng loại chợ;
- Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh của chợ.
- Chấp hành các quy định của pháp luật, nghiêm chỉnh thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của Ban Quản lý chợ hoặc của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ:
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:
+ Hàng hoá có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ i-on hoá.
+ Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như xăng dầu (trừ dầu hoả thắp sáng), khí đốt hoá lỏng (gas), các loại khí nén.
+ Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh.
+ Các loại hoá chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện.
Đó là vấn đề về điều kiện kinh doanh trong chợ, còn vấn đề về mua lại ki-ốt bán hàng thì bạn có thể ký hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với Ban Quản lý chợ hoặc với doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ; hoặc nhận sang nhượng điểm kinh doanh hoặc thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng của thương nhân khác (khoản 1 và khoản 4 Điều 12 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP).
Mỗi ki-ốt bán hàng được xây dựng dựa trên những tính toán phù hợp với mặt bằng chung của chợ, đặc điểm hàng hóa trong chợ… sao cho phục vụ được nhu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng đối với mỗi ngành nghề kinh doanh của các thương nhân. Việc phân đôi ki-ốt sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu ki-ốt và cảnh quan chung của chợ cũng như diện tích sử dụng tối thiểu để kinh doanh. Chính vì vậy, khi mua một nửa ki-ốt, bạn phải được sự thông qua của Ban quản lý chợ.
Nếu có sự đồng ý của Ban quản lý chợ thì bạn có thể làm Hợp đồng sang nhượng địa điểm kinh doanh với mẹ vợ bạn và đăng ký với Ban quản lý chợ để được tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu không được phân đôi ki-ốt thì để an tâm về quyền của mình đối với ki-ốt đó thì bạn có thể thương lượng với mẹ vợ bạn để cùng đứng tên chủ sở hữu đối với ki-ốt đó. Trong hợp đồng sang nhượng sẽ không khi phần diện tích chuyển nhượng cụ thể mà ghi rõ: cả hai người sẽ trở thành đồng chủ sở hữu ki-ốt. Như vậy thì hai bên sẽ có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, định đoạt ki-ốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?