Bị đơn có thể bảo lãnh cho chính mình?
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được quy định tại Điều 361 BLDS 2005, theo đó: Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không có quy định về việc bảo lãnh. Việc bà Trinh làm đơn cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ sự việc trước Tòa án không được coi là việc bà Trinh bảo lãnh cho cô Trâm mà đây chỉ coi là bản cam kết thực hiện nghĩa vụ tố tụng thông thường của một trong số bị đơn cho người còn lại.
Theo đó, khi bà Trinh cam kết thực hiện nghĩa vụ tố tụng đối với Tòa án thì việc Tòa án ngăn chặn cô Trâm xuất cảnh là không còn cần thiết, vì: một mặt đã có người thực hiện nghĩa vụ tố tụng của bị đơn, mặt khác nhằm hạn chế việc xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân. Chính vì vậy, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 122 BLTTDS 2004 thì Tòa án có quyền hủy bỏ quyết định ngăn chặn xuất cảnh đối với cô Trâm. Do đó, quyết định của Tòa án là hợp pháp. Lưu ý rằng, Tòa án chỉ hủy bỏ quyết định ngăn chặn xuất cảnh đối với cô Trâm chứ không hủy việc giải quyết vụ án, vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?