Khái quát chung về tranh chấp hợp đồng dịch vụ
Điều 388 BLDS nêu lên khái niệm hợp đồng dân sự: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Có thể thấy hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến thoả thuận để cùng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Việc trao đổi ý chí này của các bên là tự nguyện và tự do nhưng vẫn phải theo quy định của pháp luật. Theo đó, các bên sẽ chuyển giao tài sản hay thực hiện một công việc cho bên kia theo thoả thuận trong hợp đồng; hoặc thoả thuận sự thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó. Trong trường hợp pháp luật không quy định, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Còn đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật đã quy định buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định thì các bên phải tuân theo hình thức đó. Hiện nay, có rất nhiều loại hợp đồng dân sự thông dụng, có thể kể đến như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng dịch vụ… Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng với đó là các dịch vụ ra đời,ví như: dịch vụ sửa tài sản, dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo… Khi thực hiện dịch vụ, người thuê dịch vụ và người thực hiện dịch vụ sẽ thoả thuận với nhau về các điều kiện cung ứng dịch vụ. Điều này phần nào giải thích tại sao hợp đồng dịch vụ lại ra đời.
Theo như quy định tại điều 528 BLDS thì “hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.” Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Bên cung ứng dịch vụ sẽ bằng công sức và trí tuệ để hoàn thành công việc đã nhận và không được giao cho người khác làm thay, trừ trường hợp bên thuê dịch vụ đồng ý.
Là một loại hợp đồng, hợp đồng dịch vụ mang những đặc điểm của một hợp đồng dân sự và cũng có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.
Thứ hai, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù, bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.
Thứ ba, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
Theo quy định của BLDS thì cả bên thuê dich vụ và bên cung ứng dịch vụ đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình dịch vụ được thực hiện, xảy ra sai sót là điều không tránh khỏi. Một trong hai bên có thể sẽ vi phạm điều mà cả hai đã thoả thuận trong hợp đồng. Lúc này tranh chấp sẽ có thể xảy ra nếu hai bên không thể tự giải quyết được. Vi phạm đó có thể là do bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc không đúng chất lượng, số lượng, địa điểm và các thoả thuận hoặc bên thuê dịch vụ không trả tiền công, hay không nhận kết quả của công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?