Nội dung của sở hữu Nhà nước
Nhà nước là chủ sở hữu và Chính phủ được giao quản lý, thống nhất toàn bộ tài sản của nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài. Trong phạm vi thẩm quyền của mình Chính phủ sẽ giao việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong những trường hợp luật định, quyết định của Chính phủ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải được Quốc hội nhất trí như các dự án đầu tư xây dựng các cảng biển, nhà máy lọc dầu… Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải thực hiện các quyền năng của mình trong phạm vi pháp luật cho phép: ví dụ như hộ gia đình được giao đất để trồng rừng nhưng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo chương V của Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11… Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Cơ quan, cá nhân, tổ chức được giao tài sản chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo mục đích và thời hạn mà pháp luật quy định.Tài sản đã được giao cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thể bị Nhà nước thu hồi trong những trường họp luật định, người có tài sản bị thu hồi có thể được bồi thường các chi phí đầu tư và thiệt hại xảy ra hậu quả của việc thu hồi. Việc thu hồi đất xảy ra có thể do Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức đã hết thời hạn; hay cá nhân, tổ chức có hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản được giao; cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản được giao không đúng mục đích…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?