Xác định tài sản chung vợ chồng, người hưởng di sản thừa kế
1. Xác định chủ sử dụng/sở hữu đối với hai tài sản.
Để xác định chủ sử dụng/sở hữu mảnh đất và ngôi nhà có từ trước khi mẹ bạn mất, bạn có thể căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Cụ thể như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình): Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình): Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của gia đình bạn có thể thấy:
- Mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất có trong thời kỳ hôn nhân giữa bố bạn và mẹ bạn nên: đây là tài sản chung vợ chồng của bố bạn và mẹ bạn; không liên quan đến dì bạn. Khi ra tòa, dì bạn không có quyền yêu cầu chia tài sản là mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất này.
- Mảnh đất và ngôi nhà thứ hai được gia đình mua sau khi bố bạn kết hôn với dì: Đây là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân của bố và dì bạn nên được coi là tài sản chung vợ chồng của hai người. Khi ra tòa, dì bạn có quyền yêu cầu chia tài sản này.
2. Quyền thừa kế của hai anh em bạn.
Như trên đã xác định, mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Nay, mẹ bạn đã chết nên một phần tài sản thuộc quyền sử dụng/sở hữu của mẹ bạn được chia cho người thừa kế của mẹ bạn. Người thừa kế được xác định theo Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định nêu trên, hai anh em bạn là một trong những người thừa kế của mẹ bạn nên hai anh em có quyền hưởng di sản mẹ bạn để lại là một phần quyền sử dụng/sở hữu mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?