Thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước
Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về đăng ký kết hôn như sau:
“… Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, thì việc đăng ký kết hôn tiến hành như bình thường miễn sao có đủ điều kiện kết hôn tại Điều 9 Hôn nhân và gia đình 2000 và không vi phạm các điều cấm kết hôn tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Về thẩm quyền đăng ký kết hôn trong nước quy định tại Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch
“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
2. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.”
Xác định “Nơi cư trú” được hiểu theo quy định tại Điều 8 của Nghị định là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì việc đăng ký kết hôn sẽ được thực hiện theo nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú.
“Điều 8. Xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Trong trường hợp Nghị định này quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú, thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định như sau:
1. Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu”.
Theo quy định trên, anh chị có thể đăng ký kết hôn tại nơi làm việc mới nếu anh hoặc chị có hộ khẩu thường trú tại đó. Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú thì có thể đăng ký kết hôn tại nơi anh hoặc chị có hộ khẩu tạm trú có thời hạn. Nếu tại nơi làm việc mới, cả anh và chị đều không có hộ khẩu tạm trú có thời hạn thì các bên phải quay về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cũ của anh hoặc chị để đăng ký kết hôn lại từ đầu.
Hồ sơ đăng ký kết hôn mới theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch gồm có:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu (làm chung cả hai người)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của anh và chị
- Giấy chứng minh thư nhân dân của anh và chị
Khi đi đăng ký kết hôn mới, anh và chị không cần phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn cũ hay giấy ly hôn nhưng khi xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 67 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch “Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này.”. Vì vậy, mặc dù anh không muốn, nhưng anh vẫn phải xuất trình trích lục Bản án/ Quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi anh có hộ khẩu thường trú để xin xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn trong lần đăng ký kết hôn thứ hai này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?