Đứng tên khai sinh cho con ngoài giá thú nhưng bị vợ cản trở
Đối với trường hợp của bạn, do bạn đã kết hôn nhưng lại có con với người phụ nữ khác, vì vậy cháu bé sinh ra thì sẽ đăng ký khai sinh theo diện khai sinh cho con ngoài giá thú.
Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định: Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Do những quy định này của pháp luật chưa rõ ràng để hiểu thống nhất thế nào là “không có tranh chấp”, vì vậy mà mỗi địa phương sẽ có những cách hiểu và giải quyết vụ việc khác nhau. Vì vậy, khi bạn muốn đứng tên là cha của cháu bé để làm giấy khai sinh nhưng vợ bạn lại khiếu kiện lên cơ quan chính quyền nơi mà bạn dự định đăng ký khai sinh, thì cháu bé sẽ vẫn được đăng ký khai sinh theo thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Sau khi UBND cấp xã đã giải quyết việc đăng ký khai sinh cho cháu bé rồi thì bạn có thể làm thủ tục nhận cha cho con tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, để trên cơ sở đó bổ sung thông tin của bạn vào phần thông tin về người cha trong Giấy khai sinh của cháu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?