Tranh chấp lao động cá nhân có bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở hay không?

Tôi là công nhân trực tiếp khai thác mủ cao su. Năm 2011 Ban lãnh đạo công ty hứa sẽ nâng lương cao hơn mức lương nhà nước quy định bằng văn bản và tuyên bố trước tập thể công nhân. Nhưng khi quyết toán lương thì công ty chỉ trả mức lương 830.000 đồng. Tôi và các công nhân khác đã nhiều lần kiến nghị và gửi đơn khiếu nại nhưng Ban lãnh đạo công ty không nhận đơn kiến nghị của tập thể công nhân. Vì vậy, tôi và các công nhân đã khiếu nại đến UBND tỉnh và nhận được công văn giải quyết trước ngày 20/4/2012. Tuy nhiên, đến ngày 04/6/2012 do không nhận được phản hồi từ phía UBND tỉnh, tôi và các công nhân đã khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì lý do mỗi người có mức lương hưởng khác nhau nên chúng tôi chỉ khởi kiện theo con đường tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương mà không khởi kiện tập thể. Sau qua hơn hai tháng thụ lý căn cứ theo thông báo thụ lý từ 15/6/2012 - 24/8/2012, Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án do những tranh chấp cá nhân về tiền lương này chưa qua thủ tục hoà giải tại cơ sở. Xin hỏi: Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án như vậy có đúng quy định pháp luật hay không?

Theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 168 và khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007) thì:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở:

Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

đ. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Như vậy, trường hợp tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương của bạn bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại cơ sở thì sau đó Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc Tòa án nhân dân huyện ra Quyết định đình chỉ vụ án là tuân thủ đúng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, 2007).

Tranh chấp lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tranh chấp lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại tranh chấp lao động? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Định nghĩa tranh chấp lao động? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi giải quyết tranh chấp vụ án lao động cần phải lưu ý liên quan đến thời hiệu yêu cầu Tòa án như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vụ án lao động các biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho Công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên nào chi trả án phí vụ án tranh chấp lao động sơ thẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tranh chấp lao động
Thư Viện Pháp Luật
362 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tranh chấp lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào