Quyền thừa kế của các con khi người để lại di sản kết hôn hai lần
Nếu bố bạn không để lại di chúc thì tài sản do bố bạn để lại được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế và hàng thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 676 Bộ luật Dân sự:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp nhà bạn, di sản do bố bạn để lại sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông, trong đó có vợ và các con (cả con đẻ và con nuôi). Anh N và chị T cho dù là con vợ trước nhưng vẫn là con đẻ của bố bạn nên đương nhiên vẫn được hưởng thừa kế đối với di sản mà bố bạn để lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giới thiệu các điểm mới tại Thông tư 86/2024/TT-BTC về đăng ký thuế?
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động có quyền khiếu nại không?
- Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển được đặt ở đâu?
- Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Điều kiện, tiền trợ cấp chế độ về hưu trước tuổi?