Công chức nhà nước có được làm kế toán trưởng của doanh nghiệp hay không?
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì hiện bạn đang là công chức (giáo viên) của một trường Cao đẳng trực thuộc Bộ, vì vậy bạn là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danhtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập),…”, như vậy, có thể hiểu rằng bạn đang ở trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị (trường cao đẳng) mà bạn đang công tác.
Về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm, Điều 20 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Do vậy, nếu bạn không phải là người thành lập, tham gia thành lập hay tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp thì bạn có thể giữ chức vụ kế toán trưởng trong doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, để có đủ điều kiện trở thành kế toán trưởng và giữ chức vụ đó trong doanh nghiệp thì bạn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại điều Điều 53 Luật Kế toán năm 2003:
“1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?