-
Cư trú
-
Khai báo tạm vắng
-
Thủ tục khai báo tạm vắng
-
Trường hợp khai báo tạm vắng
-
Hồ sơ khai báo tạm vắng
-
Khai báo tạm vắng online
-
Sổ hộ khẩu
-
Đăng ký tạm trú
-
Đăng ký thường trú
-
Nơi cư trú
-
Giấy xác nhận cư trú
-
Thông báo lưu trú
-
Cơ sở dữ liệu về cư trú
-
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
-
Đăng ký giấy xác nhận cư trú online
Khi đối tượng có trách nhiệm khai báo tạm vắng theo khoản 2 Điều 32 Luật Cư trú
Thứ nhất: Một số khái niệm liên quan đến vấn đề bạn đang thắc mắc:
+ Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự:
Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, sửa đổi bổ sung năm 1990, 1994, 2005 (sau đây gọi chung là Luật Nghĩa vụ quân sự) quy định:
“Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi”
Như vậy, tuổi để nam công dân được gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình là từ 18 tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi.
+ Tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại điều 20 Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân nam đủ 17 tuổi, hàng năm phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện.
+ Dự bị động viên
Theo quy định tại điều 2 Pháp lệnh ngày 27 tháng 8 năm 1996 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam về lực lượng dự bị động viên thì “Lực lượng dự bị động viên là toàn bộ quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh.”
Như vậy, đối tượng là người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên có trách nhiệm khai báo tạm vắng quy định tại khoản 2 điều 32 Luật Cư trú bao gồm:
- Nam công dân từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi,
- Quân nhân dự bị thường trú tại địa phương.
Thứ hai: Về việc bạn không thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng tại địa phương:
Hiện bạn là nam công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ để để thực hiện nghĩa vụ quân sự, theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Cư trú, nếu bạn đi khỏi nơi thường trú quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh từ ba tháng trở lên thì bạn phải khai báo tạm vắng tại địa phương.
Trong trường hợp bạn không thực hiện đúng quy định về việc khai báo tạm vắng, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, và trật tự, an toàn xã hội thì hành vi “Không thực hiện đúng những quy định về khai báo tạm vắng” có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Thư Viện Pháp Luật
- Có bắt buộc phải công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai là gì? Không niêm yết giá đối với mặt hàng bình Gas thì xử phạt thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã? Đại hội thành viên được tiến hành khi đạt tối thiểu bao nhiêu hợp tác xã thành viên tham dự?
- Luật sư hướng dẫn tập sự bị xử phạt vi phạm hành chính thì sau bao lâu mới được tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn?
- Trước khi hoạt động, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nào? Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã?