Bản dịch đã được chứng thực có giá trị pháp lý không?

Chúng tôi đại diện chủ đầu tư của một dự án ODA vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, UBND tỉnh là cơ quan chủ quản đầu tư. Trong quá trình trao đổi qua lại giữa bên vay (UBND tỉnh) và phía Hàn Quốc có một số văn bản (vd: Quyết định, công văn..) bên cho vay yêu cầu phải là văn bản bằng tiếng Anh có chữ ký và đóng dấu của UBND tỉnh, văn bản bằng tiếng Việt dịch sang tiếng Anh có chứng thực của Sở Tư pháp địa phương không có hiệu lực. Xin hỏi vấn đề này bên cho vay yêu cầu có đúng không? Văn bản nào quy định việc này?

Câu hỏi của bạn có liên quan đến hoạt động chứng thực chữ ký của người dịch. Theo quy định của nghị định 79/2007/NĐ-CP về chứng thực bản sao từ sổ gốc, bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký, cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài là Phòng Tư pháp chứ không phải Sở Tư pháp (Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP).

Bên cạnh đó người dịch chỉ cần là người người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch, cam đoan về tính chính xác của bản dịch và ký trước người chứng thực chỉ có trách nhiệm (Điều 17, Điều 18 nghị định 79/2007/NĐ-CP). Người chứng thực chứng thực sẽ chứng thực chữ ký của người trong văn bản đúng là chữ ký của người dịch.

Vậy việc chứng thực bản dịch không có tính chất xác định một văn bản là hợp pháp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký. Đó chỉ là căn cứ để phía Hàn Quốc xem xét nội dung của một văn bản.

Mặt khác theo quy định tại thông tư số 01/1999/TT-NG ngày 03/06/1999, giấy tờ của Việt Nam muốn sử dụng tại nước ngoài phải làm thủ tục chứng nhận lãnh sự.

Vì vậy để phía Hàn Quốc tin tưởng vào những văn bản bằng tiếng Việt đã được dịch, Quý cơ quan có thể làm thủ tục chứng nhận lãnh sự cả bản gốc và bản dịch.

Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Nghị định 09/2010/NĐ-CP, thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, khi cần thiết cơ quan nhà nước vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ nước ngoài. Vì vậy khi cần thiết, UBND tỉnh có thể sử dụng tiếng Anh.

Chứng thực chữ ký
Hỏi đáp mới nhất về Chứng thực chữ ký
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp không được chứng thực chữ ký 2024? Chứng thực chữ ký ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thực điện tử là gì? Chứng thực điện tử ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
04 trường hợp được thực hiện chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền? Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền phải đảm bảo điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký thông thường?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục chứng thực chữ ký của người dịch?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy tờ của phương tiện cơ giới gắn biển số nước ngoài không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt bị phạt thế nào kể từ ngày 01/08/2016?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? Bản dịch nào cũng phải được chứng thực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng thực chữ ký
Thư Viện Pháp Luật
1,073 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng thực chữ ký

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng thực chữ ký

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào