Chế độ nghỉ thai sản và nghỉ phép của giáo viên
Tại điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây: Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.”
Tại khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, ngày Tết, ngày nghỉ hàng tuần”.
Tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật Lao động quy định: “Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy định tại Điều 141 và Điều 144 của Bộ luật này”.
Như vậy, theo quy định trên chị chỉ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại là 4 tháng do đó nếu chị sinh con vào thời gian nghỉ hè thì thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con của chị vẫn là 4 tháng tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?