Trường hợp giao con nuôi cho người khác nhận làm con nuôi
Trong vụ việc nói trên, vấn đề pháp lý mấu chốt cần giải quyết là vợ chồng anh chị Toan có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập giữa anh chị với cháu Minh vào năm 2000 hay không?
Để giải quyết vấn đề này, cần căn cứ vào các quy định về chấm dứt nuôi con nuôi của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi chỉ có thể được thực hiện nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau:
+ Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
+ Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi;
+ Cha mẹ nuôi đã có các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác; cha mẹ nuôi đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án về một trong các tội được quy định tại khoản 5 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trong trường hợp này, cháu Minh mới 5 tuổi, là trẻ chưa thành niên nên đề nghị của vợ chồng anh Toan về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đều không thuộc một trong các trường hợp nói trên. Do đó, không có cơ sở để giải quyết việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Mặt khác, cơ quan đăng ký hộ tịch không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi trong những trường hợp mà pháp luật cho phép.
- Vợ chồng anh Toan có thể giao cháu Minh cho người khác làm con nuôi hay không?
Vợ chồng anh Toan không thể giao cháu Minh làm con nuôi của chị Hoà vì pháp luật không cho phép cha, mẹ nuôi có thể cho con nuôi đi làm con nuôi người khác. Khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi vào năm 2000, bằng ý chí tự nguyện của mình, thông qua Đơn xin nhận nuôi con nuôi, vợ chồng anh Toan đã cam kết về việc thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Đồng thời, khi quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập về mặt pháp lý, thì làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời, quan hệ nuôi dưỡng đó chịu sự điều chỉnh và bảo hộ của pháp luật. Do đó, trước khi con nuôi đủ tuổi thành niên, vợ chồng anh Toan không thể tự nguyện xin chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Ngay cả khi con nuôi đã đủ tuổi thành niên, nếu không có sự đồng ý tự nguyện của con nuôi thì vợ chồng anh Toan cũng không thể tự chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi theo nguyện vọng của riêng mình.
Từ các quy định pháp lý nói trên, cán bộ chức năng của UBND phường cần phân tích, giải thích và vận động để vợ chồng anh Toan hiểu rõ về nghĩa vụ pháp lý của mình đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- 30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?