Giải quyết trường hợp xin chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con giữa cha mẹ đẻ với con đẻ
Với yêu cầu của ông bà Nhân về việc xin “từ con”, tức là chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con với anh Đức, UBND xã cần khẳng định rằng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định về việc giải quyết chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ. Cần giải thích cho ông bà Nhân hiểu vì sao pháp luật công nhận việc cho phép chấm dứt quan hệ cha,mẹ, con giữa cha mẹ nuôi với con nuôi nhưng không công nhận việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con giữa cha mẹ đẻ với con đẻ.
Khoản 1 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Do cơ sở hình thành quan hệ cha, mẹ, con giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi là bằng con đường nuôi dưỡng và xác lập theo ý chí của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, nên Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, cho phép chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Tuy nhiên, do tính chất thiêng liêng của quan hệ cha, mẹ, con nên việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi cũng chỉ được thực hiện trong 3 trường hợp nhất định, đó là:
- Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi đã có các hành vi xâm hại, lợi dụng con nuôi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Mặt khác, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi phải thực hiện theo thủ tục tư pháp và do Toà án giải quyết.
Khác với tính chất và cơ sở hình thành quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ hình thành một cách tự nhiên bằng con đường huyết thống. Do đó, sự gắn bó tình cảm và mối liên hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ là quy luật tự nhiên, có tính bền vững bất biến bởi nguồn gốc huyết thống, vì vậy, quan hệ huyết thống tự nhiên không thể chấm dứt theo ý chí chủ quan của con người. Pháp luật cũng không thể định đoạt việc chấm dứt quan hệ huyết thống vì điều đó trái với lẽ tự nhiên.
Trong vụ việc này, anh Đức, con trai của ông bà Nhân là người có những hành vi vi phạm bổn phận làm con theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đó là, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Anh Đức là người đã thành niên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nên UBND xã một mặt thuyết phục ông bà Nhân kiên trì giáo dục, thuyết phục con mình, mặt khác, với trách nhiệm quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình, Chủ tịch UBND xã cần chỉ đạo cán bộ tư pháp - hộ tịch có biện pháp răn đe, giáo dục đối với anh Đức. Nếu anh Đức tiếp tục có hành vi xúc phạm, đe doạ, đánh đập cha mẹ thì áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 87/2001/NĐ-CP để xử lý đương sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giành quyền nuôi con khi ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?