Cơ sở giáo dục mầm non hoạt động không có giấy phép
Tình huống trên đòi hỏi cán bộ UBND xã phải xem xét giải quyết các vấn đề sau: xác định trách nhiệm quản lý nhà nước và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giáo dục của UBND xã; xác định hành vi vi phạm để có thể xác định mức xử phạt và hình thức xử lý vi phạm; xác định thời hiệu xử lý vi phạm hành chính; ra quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính.
Cán bộ UBND xã phải vận dụng các quy định tại Nghị định số 166/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/9/2004 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (dưới đây viết là Nghị định số 166/2004/NĐ-CP) để giải quyết.
- Về việc xác định trách nhiệm quản lý nhà nước và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giáo dục của UBND xã
Theo khoản 4 Điều 9 Nghị định số 166/2004/NĐ-CP, UBND xã có chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã và có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non, lớp tiểu học linh hoạt, lớp tiểu học gia đình trên địa bàn xã.
Việc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã cần căn cứ vào Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và khoản 1 Điều 22 Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Chủ tịch UBND xã có quyền phạt tiền đến 500 000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn và thuộc thẩm quyền quản lý.
- Về việc xác định hành vi vi phạm để có thể xác định mức xử phạt và hình thức xử lý vi phạm
Hành vi vi phạm của bà Phạm Thị Khánh Toàn là mở lớp độc lập để giảng dạy theo các chương trình giáo dục mầm non mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Vì vậy, khi giải quyết, cán bộ UBND xã cần căn cứ vào điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều 8 Nghị định số 49/2005/NĐ-CP. Theo đó, bà Phạm Thị Khánh Toàn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, đồng thời phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm là buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả.
- Về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
Hành vi vi phạm của bà Phạm Thị Khánh Toàn được thực hiện từ tháng 10.2004 nhưng đã chấm dứt trước khi bị phát hiện một năm. Vì vậy, theo khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/2005/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của bà Phạm Thị Khánh Toàn đã hết nhưng bà Toàn vẫn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả đối với hành vi vi phạm.
- Về trình tự, thủ tục ra quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính
Tuy hành vi vi phạm của bà Phạm Thị Khánh Toàn đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nhưng bà Toàn vẫn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung. Vì vậy, UBND xã sẽ tiến hành giải quyết vụ việc trên theo trình tự sau:
+ Bước 1: Lập biên bản về hành vi vi phạm;
+ Bước 2: Thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tiếp nhận trẻ vào học trong thời gian từ tháng 10/2004 đến tháng 5/2005 để có cơ sở áp dụng hình thức xử phạt bổ sung;
+ Bước 3: Chủ tịch UBND xã ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả đối với hành vi vi phạm;
+ Bước 4: UBND xã tiến hành tổ chức cho bà Toàn hoàn trả lại cho người học số tiền đã thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 38/2024/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ?
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?