XPVPHC đối với hành vi không thực hiện việc khám sức khoẻ cho NLĐ trước khi tuyển dụng

Qua kiểm tra công tác vệ sinh lao động của Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đô do ông Lại Văn Nho làm Giám đốc, UBND xã T thuộc huyện X, tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định xử phạt hai hành vi vi phạm hành chính với lý do Công ty kinh doanh ngành nghề độc hại, nguy hiểm và dễ gây tai nạn lao động nhưng 03 lao động của Công ty không có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao và Công ty không có phương tiện kỹ thuật; trang thiết bị cấp cứu, phương án cấp cứu, cứu hộ cho công nhân. Ông Lại Văn Nho không đồng ý với quyết định xử phạt trên. Vậy, cán bộ UBND xã T giải quyết trường hợp này như thế nào?

Tình huống trên đòi hỏi cán bộ UBND xã T vận dụng các quy định pháp luật để: xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về y tế của UBND xã T; xác định các hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thành Đô; xác định các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của UBND xã T.

Cán bộ UBND xã T phải vận dụng các quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (dưới đây viết là Nghị định số 45/2005/NĐ-CP).

- Về việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về y tế của UBND xã T

Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của UBND xã T cần căn cứ vào Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và khoản 1 Điều 46 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

- Về việc xác định các hành vi vi phạm của Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đô

+ Không có phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị cấp cứu, phương án cấp cứu, cứu hộ cho công nhân vì ngành, nghề sản xuất của Công ty là ngành, nghề độc hại, nguy hiểm và dễ gây tai nạn lao động.

+ Sử dụng lao động không có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
Các hành vi trên của Công ty đã vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 và khoản 2 Điều 27 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP. Theo các quy định này thì Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đô sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không có phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị cấp cứu, phương án cấp cứu, cứu hộ cho công nhân; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm việc chuyên môn không có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao.

- Về việc xác định các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của UBND xã T

Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đô thực hiện hai hành vi vi phạm nhưng chỉ có hành vi không có phương tiện kỹ thuật và trang thiết bị cấp cứu, phương án cấp cứu, cứu hộ cho công nhân thuộc thẩm quyền xử phạt của UBND xã T trong trường hợp mức xử phạt của hành vi vi phạm này là 500.000 đồng. Khi đó, UBND xã T ra quyết định xử phạt đối với hành vi này. Trong trường hợp mức xử phạt trên 500.000 đồng thì UBND huyện X là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khi đó, UBND xã T cần thực hiện các công việc theo trình tự sau:

+ Bước 1: Lập biên bản về hành vi vi phạm;

+ Bước 2: Đề nghị UBND huyện X ra quyết định xử phạt;

+ Bước 3: UBND huyện X tiến hành xác minh hành vi vi phạm của Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đô;

+ Bước 4: Nếu đúng là có hành vi vi phạm thì UBND huyện X ra quyết định xử phạt đối với hành vi sử dụng lao động không có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao của Công ty cổ phần dược phẩm Thành Đô.

Đối với hành vi làm công việc có chuyên môn không có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao, UBND huyện X là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khi đó, UBND xã T thực hiện các công việc theo trình tự như trên.

Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chê người khác lùn phạt bao nhiêu tiền? Chê người khác lùn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp được giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chết thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc giả là gì? Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc giả có bị công khai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quán cà phê trá hình hoạt động kinh doanh quán bar, karaoke thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là bóc lột trẻ em? Ép buộc trẻ em làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
178 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào