Giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp

Từ năm 1990, gia đình ông Đại sử dụng khoảng 7 ha đất sản xuất lâm nghiệp để trồng cây ăn quả và trồng rừng tại xã V, huyện H. Gia đình ông Kim sử dụng 5 ha đất liền kề với gia đình ông Đại. Do không có sức lao động nên trên thực tế, gia đình ông Đại chỉ sử dụng khoảng 4 ha, còn khoảng 3 ha bị gia đình ông Kim lấn chiếm dần từ năm 1996. Diện tích nói trên gia đình ông Đại khai phá cho nên không có giấy tờ gì và trong hồ sơ địa chính lưu giữ tại UBND xã cũng không thể hiện ai là người sử dụng hợp pháp. Ông Đại làm đơn gửi đến UBND xã xin được đòi lại diện tích đã bị gia đình ông Kim lấn chiếm thì có được không?

Trước hết cần phải khẳng định rằng, đây là trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau mà không có các giấy tờ hợp lệ được quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Gia đình ông Đại và ông Kim có thể tiến hành thương lượng hoà giải về quyền sử dụng 3 ha đất rừng đang có tranh chấp. Nếu 02 bên không thể thống nhất với nhau thì các bên có quyền gửi đơn đến UBND xã để được hoà giải, Chủ tịch UBND xã có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Chủ tịch hoặc cán bộ địa chính xã tổ chức hòa giải. Trong trường hợp hoà giải không thành thì theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của cơ quan quan lý nhà nước về đất đai, cụ thể là UBND cấp huyện. 
Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền cần giải quyết như sau: 
Thứ nhất, giải thích cho ông Đại rằng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Đại và ông Kim thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện H. 
Thứ hai, hướng dẫn ông Đại làm đơn gửi UBND huyện H đề nghị giải quyết, UBND xã có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện H trong việc xác định căn cứ để xem xét giải quyết việc đòi lại 03 ha của ông Đại, cụ thể: 
- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do gia đình ông Đại và ông Kim đưa ra; 
- Ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai gồm: 
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng; 
+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã; 
+ Trưởng thôn nơi ông Đại và ông Kim thường trú; 
+ Đại diện của một số hộ dân sống lâu đời tại xã biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; 
+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp - hộ tịch xã; 
- Thực tế sử dụng đất của các bên đương sự ngoài diện tích đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại xã; 
- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; 
- Chính sách ưu đãi người có công với đất nước; 
- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất. 
Trên cơ sở các dữ kiện trên, UBND xã phối hợp theo yêu cầu của UBND huyện H để xem xét giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Đại và ông Kim. 
Trong trường hợp sau khi Chủ tịch UBND huyện đã có quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Đại và ông Kim nhưng các bên đương sự vẫn không đồng ý với quyết định đó, thì họ có quyền tiếp tục gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND tỉnh. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,464 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào