Mua tài sản trộm cắp nhưng không biết có phạm tội hay không?
Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Như vậy, nếu bạn biết rõ số tài sản đó là do trộm cắp mà vẫn mua bán và việc mua bán này không có sự hứa hẹn trước thì hành vi của bạn đã phạm vào Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 250 BLHS nói trên. Ngược lại, nếu bạn biết số lượng tài sản trên do người khác trộm cắp mà có và có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ và sử dụng hàng hóa hoặc tài sản trộm cắp nhằm củng cố thêm hành vi cho người thực hiện hành vi trộm cắp thì hành vi của bạn sẽ được xác định là hành vi đồng phạm với vai trò là người giúp sức và sẽ bị xử lý theo quy định của các điều luật tương ứng (Điều 138).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?