Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam được quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 10 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau :
Điều 6. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
…
3. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung giấy xác nhận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về việc công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đăng ký kết hôn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 10. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam, nữ. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
…
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.”
Căn cứ vào những quy định trên thì thủ tục đăng ký kết hôn tại Vỉệt Nam trải qua những giai đoạn sau:
- Bước 1: Các bên tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp
- Bước 2: Sở Tư pháp sẽ tiến hành phỏng vấn hai bên nam, nữ để làm rõ về nhân thân và sự tự nguyện kết hôn của hai bên nam, nữ
- Bước 3: Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra hồ sơ, sau đó báo cáo kết quả và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ký Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Bước 4: Sở Tư pháp tiến hành tổ chức Lễ đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Về Hồ sơ đăng ký kết hôn các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu,
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam, ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
- Giấy khám sức khỏe,
- Bản sao Hộ chiếu và các giấy tờ có giá trị như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú đối với công dân nước ngòai,
- Bản sao Sổ Hộ khẩu đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngòai là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn. Như vậy, bạn đến Sở Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi bạn thường trú để được tư vấn thêm về thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?