
Sở hữu nhà riêng lẻ của người nước ngoài tại Việt Nam
Luật nhà ở sửa đổi cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên có quy định thời hạn sở hữu nhà: Đối với cá nhân, thời hạn sở hữu tối đã là 50 năm và gia hạn 50 năm tiếp theo; Đối với tổ chức thì không vượt quá thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư.
Khoản 3 Điều 8 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về việc xử lý với trường hợp hết thời hạn sở hữu nhà ở như sau:
“ Trước khi hết thời hạn được sở hữu ở theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định này (bao gồm cả trường hợp được gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này) tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của minh theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này. Trường hợp quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền bán, tặng cho nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của minh thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam;….”
Do vậy, pháp luật không quy định về việc đền bù sau khi hết thời hạn sở hữu nhà ở.
Thư Viện Pháp Luật
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thôi việc thì được giải quyết chế độ như thế nào?
- Sắp tới Bộ Công an sẽ cắt giảm thủ tục hành chính lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy?
- Quy định về xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết như thế nào năm 2023?
- Chủ vật nuôi cần lưu ý gì về quản lý vật nuôi để phòng bệnh dại?
- Cách xác định nguyên giá các nhóm tài sản cố định vô hình và tài sản cố định đặc thù như thế nào mới nhất 2023?