Dải phân cách là gì?
Dải phân cách là gì?
Căn cứ pháp lý: khoản 10 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Ngoài ra, khái niệm về dải phân cách được quy định tại mục 3.16 Điều 3 Phần 01 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:
3.16. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
Đồng thời tại Điều 85 của Quy chuẩn này cũng quy định cụ thể như sau:
Điều 85. Dải phân cách
85.1. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều xe chạy.
85.2. Khi dải phân cách đặt ở khoảng giữa đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy thì gọi là dải phân cách giữa; khi dải phân cách sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông thì gọi là dải phân cách bên.
85.3. Dải phân cách có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.
85.3.1. Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:
a) Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
b) Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
c) Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.
85.3.2. Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 - Æ50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.
85.4. Điều kiện đặt dải phân cách cố định và di động:
85.4.1. Dải phân cách cố định nên sử dụng khi đường có từ 4 làn xe trở lên để phân làn đường đi theo hai hướng riêng biệt.
85.4.2. Dải phân cách di động nên dùng ở những nơi mặt đường chỉ đủ 2 hay 3 làn xe, cần chia tạm thời hai chiều hoặc hai làn xe riêng biệt.
Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều xe chạy.
Dải phân cách là gì? (Hình từ Internet)
Trân trọng!
Ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng?
Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng A1?
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự?
Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn?
Từ ngày 01/01/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
Người lái xe khi tham gia giao thông trước khi chuyển hướng xe cần phải làm gì?
Biện pháp nào được áp dụng khi người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT?
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông (Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe con)?
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có được dừng xe, đỗ xe nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau không?
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được dừng xe, đỗ xe trên cầu khi nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?