Ly hôn một vế khi chồng không có mặt tại địa phương có được không ạ?
Trường hợp bạn nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn như trên thì theo nguyên tắc Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho bạn và chồng bạn.
Theo hướng dẫn tại nghị quyết 02/2000/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2000 thì:
“Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án...
b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.”
Tuy nhiên, nếu chồng bạn với tư cách là bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của vợ chồng bạn không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Khi vụ án được đưa ra xét xử, chồng bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp chồng bạn với tư cách là bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011):
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: ...
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
Theo đó, nếu như Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng bạn không có mặt để giải quyết thì Tòa án có thể sẽ xem xét việc xử vắng mặt chồng bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?