Tranh giành đất với người đã mất
Chào bạn,
Theo như bạn trình bày thì ông nội vợ bạn khi còn sống đã thỏa thuận phân chia đất cho 8 người con có giấy tờ đàng hoàng và các người con đã cùng ký tên đồng ý vào tờ thỏa thuận phân chia này. Nay trước khi chết bỗng nhiên ông nội vợ bạn lại thay đổi ý kiến là chỉ chia miếng đất đó cho 3 người con thôi không có giấy tờ ghi nhận, không được các người con đồng ý thì hỏi sao không phát sinh tranh chấp??? Tranh chấp phát sinh này là do sự bất nhất trong quan điểm phân chia đất của ông nội vợ làm các các người con hiện nay bất bình và nảy sinh tranh chấp.Vì vậy tranh chấp phát sinh này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và việc tòa án yêu cầu cung cấp chứng cứ là giấy khai tử của ông nội để xác định ông nội chết thời điểm nào nhằm có cơ sở giải quyết.
Trong trường hợp này, nếu việc thỏa thuận phân chia đất cho 8 người con đã hoàn tất mọi thủ tục, các người con cùng ông bà nội thời điểm đó đã đồng ý tên thống nhất thì ông nội không thể thay đổi ý kiến là chỉ chia đất cho 3 người con khi mà các người con không đồng ý và yêu cầu thực hiện như phân chia như trước đây đã hoàn tất. Trường hợp, thủ tục phân chia trước đây chưa hoàn tất theo quy định, chưa được pháp luật công nhận, nay ông nội đã chết không để lại di chúc thì miếng đất sẽ được chia theo quyb định của pháp luật thừa kế bạn nhé.
Thân chào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?