Dấu hiệu cơ bản của tội loạn luân

Nhận biết tội loạn luân qua các dấu hiệu nào?

 1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
 
    Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội loạn luân cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.
    
    Tội loạn luân là tội phạm nghiêm trọng, nên chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
    
    Nếu người đã thành niên (đủ 18 tuổi) thực hiện hành vi loạn luân với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình sự (có tính chất loạn luân).
    
    Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi loạn luân với người dưới 13 tuổi thì hành vi loạn luân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 112Bộ luật hình sự.
    
    Như vậy, chủ thể của tội loạn luân chỉ còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng bao giờ cũng cả hai người mới là tội phạm này, nếu một trong hai người dưới 16 tuổi thì người kia phạm tội khác và người dưới 16 tuổi trở thành người bị hại.
 
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
    
    Khách thể của tội loạn luân là sự phát triển bình thường của giống nòi và sự phát triển bình thường về tình dục của những người chưa đến tuổi trưởng thành.
    
    Theo tài liệu về y học thì những người cùng dòng máu trực hệ mà giao cấu với nhau mà có con thì đứa con sinh ra sẽ bị quặt quẹo, thậm chí quái thai, dị tật.
    
    Ngoài ra, tội loạn luân còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, đến hạnh phúc gia đình.
 
3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
    
a) Hành vi khách quan
    
    Người phạm tội loạn luân là người có hành vi giao cấu với người có dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
    
    Người có dòng máu trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
    
    Đối với những người tuy có quan hệ giữa cha, mẹ đối với các con; giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại, nhưng đó không phải là người có dòng máu trực hệ thì cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội loạn luân, như: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa bố dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng. Mặc dù những người này Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn nhưng do không phải là người có dòng máu trực hệ nên việc giao cấu với nhau giữa những người này không phải là hành vi loạn luân, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà người có hành vi giao cấu có thể bị xử phạt hành chính (nếu có sự thỏa thuận) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và cưỡng dâm (nếu bị ép buộc hoặc cưỡng bức).
    
    Việc giao cấu giữa những người có dòng máu trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là sự thỏa thuận, đồng tình của hai người; nếu một trong hai người bị ép buộc hoặc bị cưỡng bức thì người có hành vi ép buộc, cưỡng bức không phạm tội loạn luân mà tùy trường hợp cụ thể mà người có hành vi ép buộc, cưỡng bức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm.
    
    Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp, nếu chỉ căn cứ vào lời khai của người bị hại thì các cơ quan tiến hành tố tụng nhầm rằng đó chỉ là hành vi loạn luân, nhưng xem xét một cách toàn diện thì đó không phải là sự tự nguyện mà việc để người thân của mình giao cấu là do bị cưỡng bức, ép buộc. Ví dụ: Phạm Văn C là người thường xuyên say rượu và mỗi lần như vậy là đánh đập vợ con. Một lần C uống rượu về không thấy vợ ở nhà, C vào phòng con gái đòi giao cấu, vì sợ bố đánh đập nên con gái C phải miễn cưỡng để C giao cấu thì bị vợ C về bắt quả tang. Sau khi phạm tội, C đã khống chế con gái phải khai rằng có sự đồng tình giao cấu với C.
 
b) Hậu quả
    
    Hậu quả của hành vi loạn luân là những thiệt hại do việc giao cấu giữa người có cùng dòng máu trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Những thiệt hại này chủ yếu là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của chính người phạm tội. Ngoài ra, những hành vi loạn luân còn gây ra thiệt hại về tinh thần cho những người thân của người phạm tội, đồng thời gây thiệt hại cho xã hội về thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc.
    
    Tuy nhiên, hậu quả của tội loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, cho dù hậu quả như thế nào thì tội phạm cũng đã hoàn thành từ khi hai người thực hiện hành vi giao cấu.
 
4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm
    
    Người phạm tội thực hiện hành vi loạn luân là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ người mà mình giao cấu là người có dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha thì bị coi là phạm tội loạn luân. 
 

Loạn luân
Hỏi đáp mới nhất về Loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp cụ thể khi phạm tội loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Dấu hiệu cơ bản của tội loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội cưỡng dâm có tính chất loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội cưỡng dâm trẻ em có tính chất loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Tội loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về tội hiếp dâm có tính chất loạn luân
Hỏi đáp pháp luật
Tìm ai để minh oan vì bị vu khống chuyện loạn luân.
Hỏi đáp pháp luật
Loạn luân là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Loạn luân
Thư Viện Pháp Luật
410 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Loạn luân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào