Vay tín chấp không trả được gốc bị xử phạt thế nào?

Tôi tên là Thủy, hiện đang gặp khó khăn trong lĩnh vực vay tín chấp, mong Luật sư tư vấn giúp. vấn đề của tôi là: Năm 2012 tôi có vay tiêu dùng không thế chấp của ngân hàng HSBC 200.000.000đ. ( Vay qua lương). Thời gian đầu công việc làm của tôi ổn định nên trả lãi và gốc đúng thời hạn. Sau đó tôi bị thôi việc ở công ty, và công việc làm ăn cá nhân của tôi cũng gặp khó khăn nên tôi không còn điều kiện để trả lãi và gốc theo đúng thời hạn nữa, khi nào tôi dồn được tiền tôi lại gửi ngân hàng ( và chịu mức lãi suất nộp phạt chậm). Đến năm 2013 kinh tế của tôi quá khó khăn, không có khả năng trả nợ, đồng thời lúc đó tôi mang thai và sinh con độc thân nên càng không có tiền, tôi không thể trả được tiền cho ngân hàng, ngân hàng cũng nhiều lần giục đòi tiền, tôi chỉ biết khất hẹn ngân hàng. Tôi cũng nhiều lần gửi thu cho ngân hàng mong ngân hàng xem xét cho tôi được lùi thời hạn trả nợ để tôi sinh con xong và tìm kiếm công việc trả nợ cho ngân hàng. Đến nay con tôi cũng được hơn 1 tuổi. Ngân hàng gửi thư và hẹn đến 15/11/14 tôi phải thanh toán tiền cho ngân hàng nếu không ngân hàng sẽ bán hợp đồng vay của tôi cho bên thu hồi nợ và kiện tôi vì hành vi lừa đảo chiếm dụng tài sản. Nhưng hiện tôi không có khả năng trả nợ, tôi gửi thư cho ngân hàng mong ngân hàng cho tôi thời hạn 5 năm không tính lãi để tôi trả nợ. ( không biết ngân hàng có chấp thuận hay không) Với số tiền tôi vay và tôi không thể trả được như trên thì trong trường hợp ngân hàng kiện tôi sẽ bị kiện vì tội gì và bị sử phạt như thế nào?

1. Vụ việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự, chưa có dấu hiệu tội phạm. Nếu bạn không trả được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện bạn tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bạn phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà bạn vẫn không chấp hành bản án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu bạn không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào bạn có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản... để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho ngân hàng.

2. Nếu bạn bỏ trốn hoặc sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả khoản nợ đó thì bạn mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn không có mục đích chiếm đoạt số tiền đó, mà chỉ khó khăn chưa trả được nợ thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự như đã nói ở trên. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì có vay, có trả, bạn nợ ngân hàng thì cũng phải tìm phương án trả nợ và có những thỏa thuận hợp lý mà bên cho vay có thể chấp nhận được để tránh mâu thuẫn, tranh chấp căng thẳng có thể xảy ra...

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
850 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào