Người thừa kế theo pháp luật chết trước thời điểm chia thừa kế?
- Thứ nhất: đối với di sản của ông A. Ông A chết năm 2010, vợ chồng ông A, bà B có mảnh đất chung trị giá 10 tỉ. QSD mảnh đất này sẽ được chia đôi (mỗi người 5 tỉ), 1 nửa cho bà B, còn 1 nửa của ông A sẽ là di sản thừa kế.
Trường hợp ông A chết nhưng có để lại di chúc, di sản của ông A sẽ được chia theo di chúc. Trường hợp, ông A chết ko để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp, di sản thừa kế của A được chia theo pháp luật cho những người thừa kế thưộc hàng thứ nhất.
Những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a, Khoản 1 Điều 676 BLDS).
Khi đó, những người được hưởng di sản là B, M, AB1, AB2. Những người này sẽ hưởng phần di sản bằng nhau (di sản của A chia đều cho 4 người).
- Thứ hai, năm 2013, bà M qua đời. Trường hợp bà M chết mà có để lại di chúc, thì tài sản của M cũng sẽ được chia theo di chúc.
Trường hợp, M chết nhưng không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản thừa kế của M cũng được chia theo pháp luật, và những người thừa kế của M sẽ là M1, M2 (do M1, M2 là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của M)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?