Cha dượng là người nước ngoài có được nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong trường hợp: “Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi”.
Đối chiếu với quy định trên thì chồng bạn được nhận con riêng của bạn làm con nuôi. Hồ sơ được quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể như sau:
- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi :
1. Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu).
2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.
4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình.
5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.
6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.
7. Phiếu lý lịch tư pháp.
8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
* Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 2 đến 8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh là: Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi.
- Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:
1. Giấy khai sinh;
2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
* Mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi.
Hồ sơ của người xin nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và người xin nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp tại Cục con nuôi – Bộ Tư pháp Việt Nam. Nếu có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp thì có thể ủy quyền cho người thân thích nộp thay (việc ủy quyền bằng văn bản và phải được chứng thực theo đúng quy định pháp luật. Đối với trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ). Hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm, có dấu niêm phong hợp lệ.
Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi được lập thành 03 bộ và nộp tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?