Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 159, 160, 161 Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015), cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua những hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan.
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nếu giám đốc Công ty của bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên, bà ấy có quyền trực tiếp ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Sau khi thực hiện giao dịch, bà ấy có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định: Chỉ được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà; thời hạn sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?