Người mang trọng bệnh lập di chúc miệng như thế nào?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khoản 1 Điều 647 Bộ luật Dân sự quy định: Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Với quy định này, tuy mẹ bạn mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn tỉnh táo, minh mẫn, vẫn làm chủ được hành vi của mình thì mẹ bạn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Tuy nhiên để di chúc được xác định là hợp pháp thì ngoài những điều kiện trên pháp luật còn quy định:
- Người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
- Nội dung của di chúc không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.
Về hình thức của di chúc, Điều 649 quy định di chúc có hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3) Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4) Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Điều 653 quy định, di chúc bằng văn bản phải ghi rõ những nội dung sau đây: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản và nơi để lại di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Khi lập di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Điều 655 quy định di chúc bằng văn bản không có người làm chứng theo đó người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc, đồng thời di chúc phải có đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 653 như đã nêu trên.
Trong trường hợp mẹ bạn không thể tự tay viết được bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, di chúc cũng phải có đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 653 và phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Pháp luật quy định người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự không được làm chứng cho việc lập di chúc.
Ngoài ra mẹ bạn có thể lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 658 hoặc mời công chứng viên đến lập di chúc tại nhà hoặc tại bệnh viện theo quy định của pháp luật.
Về di chúc miệng, pháp luật quy định trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?