Giao dịch có bảo đảm là gì?
Giao dịch có bảo đảm là gì?
Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về khái niệm về giao dịch bảo đảm là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu như sau:
Giao dịch có bảo đảm là Giao dịch được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp bảo đảm mang tính tài sản do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
Giao dịch có bảo đảm bao gồm giao dịch được bảo đảm và những thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch được bảo đảm.
Giao dịch được bảo đảm là giao dịch chính, tồn tại độc lập, hiệu lực không phụ thuộc vào giao dịch khác; còn những thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ phát sinh hiệu lực khi giao dịch được bảo đảm không được thực hiện.
Có những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 có quuy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Theo đó, hiện nay có 9 biện pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?