Trường hợp phạm tội theo khoản 3 điều 314 (tội không tố giác tội phạm)

Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 314(Tội không tố giác tội phạm) là trường hợp nào?

Khác với các điều luật quy định trong chương này, khoản 3 Điều 314 không phải là cấu thành tăng nặng mà là cấu thành giảm nhẹ với tình tiết “người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”. Đây là một trong nhiều trường hợp quy định người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt mà các điều kiện của nó hoàn toàn khác với quy định tại Điều 25 (miễn trách nhiệm hình sự) và Điều 54 (miễn hình phạt) của Bộ luật hình sự.
 
    Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 54 hoàn toàn khác với căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 134. Vì vậy, khi xem xét để miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội không tố giác tội phạm chỉ căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 134 mà không phải căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 134 mà không phải căn cứ vào Điều 25 và Điều 54 Bộ luật hình sự, tức là chỉ căn cứ vào hiệu quả của hành động can ngăn và tác hại cả tội phạm được hạn chế.
 
    Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm là trường hợp biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã thực hiện, tuy không tố giác nhưng đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm.
 
    Hành động can ngăn có thể bằng lời nói hoặc bừng việc làm cụ thể đối với người phạm tội. Ví dụ: Đặng Xuân Đ biết rõ Vũ Minh T chuẩn bị dao găm là để đi cướp tài sản nhưng Đ đã khuyên T từ bỏ việc cướp tài sản, T giả vờ đồng ý nhưng sau đó T vẫn thực hiện hành vi cướp tài sản.
 
    Chỉ cần có hành động can ngăn, còn kết quả của việc can ngăn đó như thế nào không phải là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt cho người không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, nếu việc can ngăn có kết quả thì tùy trường hợp cụ thể mà người không tố giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Vũ Thị Kim D là vợ của Phạm Viết C biết rõ C đang cùng với một số người tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài vì mục đích chống chính quyền nhân dân; C đã vận động được 5 người. Thấy việc làm của chồng là phạm pháp nên Vũ Thị Kim D đã ngăn cản C không được làm vậy, nếu bị lộ sẽ bị bắt đi tù khổ cho vợ con. Sauk hi nghe vợ khuyên can, C không tiếp tục vận động người khác trốn đi nước ngoài nữa.
 
    Người không tố giác đã hạn chế tác hại của tội phạm là trường hợp biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã thực hiện, tuy không tố giác nhưng đã tự mình có những hành động hạn chế tác hại của tội phạm.
 
    Tác hại của tội phạm là những thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ: Phạm Thanh B biết rõ Bùi Sĩ T bỏ thuốc độc vào giếng nhà ông Đặng Văn Đ để đầu độc cả gia đình ông Đ; mặc dù B không tố giác hành vi phạm tội của T với cơ quan có thẩm quyền vì T là ân nhân của B nhưng B đã viết giấy bảo cho gia đình ông Đ là giếng nước nhà ông Đ có thuốc độc. Do được thông báo kịp thời nên gia đình ông Đ không uống nước giếng và không ai bị ngộ độc. Tuy nhiên, nếu là những tác hại phi vật chất thì việc xác định khó khăn hơn.
 
    Hành động can ngăn người phạm tội và hành động hạn chế tác hại của tội phạm của người không tố giác tội phạm không phải bao giờ cũng tách bạch mà không ít trường hợp hành động can ngăn mà người phạm tội lại chính là nguyên nhân dẫn đến tác hại của tội phạm được hạn chế. Vì vậy, khi xác định tình tiết “đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm” của người không tố giác tội phạm, cầm phải xem xét một cách toàn diện. Nếu người không tố giác vừa có hành động can ngăn vừa có hành động hạn chế tác hại của tội phạm thì cần xác định là người không tố giác “đã có hành động can ngăn, vừa có hành động hạn chế tác hại của tội phạm”. Nếu người không tố giác tội phạm chỉ có hành động can ngăn người phạm tội mà không có hành động hạn chế tác hại của tội phạm thì chỉ xác định là “có hành động can ngăn người phạm tội”. Nếu người không tố giác chỉ có hành động hạn chế tác hại của tội phạm mà không có can ngăn người phạm tội thì chỉ xác định là “có hành động hạn chế tác hại của tội phạm”.
 

Không tố giác tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Không tố giác tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào không tố giác tội phạm thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 2 điều 314(tội không tố giác tội phạm)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 3 điều 314 (tội không tố giác tội phạm)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 1 điều 314 BLHS (tội không tố giác tội phạm)
Hỏi đáp pháp luật
Tội không tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Không tố giác tội phạm, có phạm tội?
Hỏi đáp pháp luật
Động viên người khác ra đầu thú có bị xử tội không tố giác tội phạm nữa không?
Hỏi đáp pháp luật
Tội không tố giác tội phạm.
Hỏi đáp pháp luật
Không tố giác tội phạm có bị ở tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Không tố giác tội phạm theo Bộ luật hình sự hiện hành được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Không tố giác tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
852 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Không tố giác tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không tố giác tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào