Nội luật hóa là gì?
Nội luật hóa là gì?
Hiện nay, Hiến pháp 2013 hay các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa có quy định về khái niệm nội luật hóa. Tuy nhiên, về cơ bản có thể hiểu:
Nội luật hóa là chuyển hóa quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Việc nội luật hóa được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định trong điều ước quốc tế ràng buộc đối với quốc gia đó.
Nội luật hóa là gì? (Hình từ Internet)
Nội luật hóa phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Khi thực hiện nội luật hóa, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật;
- Nguyên tắc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật;
- Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật;
- Nguyên tắc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?
- Bỏ thi tuyển sinh lớp 6 tại trường chất lượng cao từ năm 2025?
- Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?