Mang tiền, vàng không có giấy tờ vượt biên vào Việt Nam, phạm tội gì?

Khoảng 9h20 phút ngày 17/4, Lê Văn M (quốc tịch Việt Nam), Lưu Tuấn Sơn, Tống Quang Linh (đều mang quốc tịch Trung Quốc) vượt biên trái phép vào Việt Nam mang theo 49,81 lượng vàng; 986 triệu đồng tiền Việt Nam; 4.800 USD và 800 nghìn nhân dân tệ (tiền Trung Quốc) với mục đích mang tiền vào Việt Nam để mua vàng và mang vàng trang sức cũ từ Trung Quốc vào Việt Nam để đổi lấy vàng mới. Khi vừa qua biên giới vào trong lãnh thổ Việt Nam thì cả 3 đơi tượng bị lực lượng biên phòng tỉnh L phối hợp với Công an huyện H bắt giữ. Tổng giá trị tài sản thu giữ trên người của các đối tượng lên đến gần 3 tỷ đồng. Đề nghị cho biết hành vi mang tiền, vàng trái phép qua biên giới của Lê Văn M, Lưu Tuấn Sơn, Tống Quang Linh phạm tội gì?

Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới” như sau:

“1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo quy định trên thì hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được hiểu là hành vi đưa hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quốc gia nhưng đã trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan hay cơ quan quản lí cửa khẩu, không có giấy tờ hoặc có nhưng giả mạo, không khai báo hoặc khai báo gian dối.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì hành vi của các đối tượng Lê Văn M, Lưu Tuấn Sơn, Tống Quang Linh đã cấu thành “Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới” được quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Với giá trị tài sản mà các đối tượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào Việt Nam lên đến gần 3 tỷ đồng thì các đối tượng Lê Văn M, Lưu Tuấn Sơn, Tống Quang Linh sẽ bị  truy cứu trách nhiệm hình sự khoản 3 Điều Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức hình phạt được áp dụng là phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm về kinh tế là gì? Tổng hợp các loại tội phạm kinh tế theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lừa dối khách hàng là gì? Tội lừa dối khách hàng phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tội nào xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại?
Hỏi đáp pháp luật
Tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự 1985 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà đã được xóa án tích có được đăng ký hành nghề kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội cho vay nặng lãi bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi gian lận trong đấu thầu sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm quy định đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế có chịu TNHS không?
Hỏi đáp pháp luật
Bán thuốc chữa bệnh giả dẫn đến chết người có bị tù chung thân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Thư Viện Pháp Luật
198 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào