Câu kết sửa chữa kết quả bầu cử, phạm tội gì?

Ông Lê Huy B là Trưởng ban bầu cử Hội đồng nhân dân xã H, đã cấu kết với một số thành viên ban bầu cử sửa chữa kết quả bầu cử trên các phiếu bầu và trong biên bản kiểm phiếu để bà Nguyễn Thị Hồng T trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã H. Xin hỏi ông Lê Huy B và một số thành viên ban bầu cử phạm tội gì?

Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/QH13/2015 ngày 25/6/2015 quy định: “Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”  

Điều 127 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội làm sai lệch kết quả bầu cử” cụ thể như sau:

“1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Giả mạo giấy tờ để làm sai lệch kết quả bầu cử: là hành vi làm phiếu bầu cử giả hoặc dùng phiếu bầu cử giả, sửa chữa kết quả bầu cử trên các phiếu bầu, thêm hoặc bớt phiếu bầu với mục đích làm sai lệch kết quả bầu cử theo ý mình.

Gian lận phiếu để làm sai lệch kết quả bầu cử: là hành vi dối trá trong việc thêm, bớt phiếu bầu dẫn đến kết quả bầu cử không chính xác như: thêm phiếu trúng cử cho người mà mình quan tâm hoặc bớt phiếu trúng cử đối với người mà mình không muốn trúng cử.

Dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử: là hành vi ngoài hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu nhưng cũng làm sai lệch kết quả bầu cử.

Phạm tội có tổ chức: cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, làm sai lệch kết quả bầu cử có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau,vạch kế hoạch để thực hiện hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Làm sai lệch kết quả bầu cử có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Người cầm đầu có thể là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, nhưng cũng có thể là người không có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà có thể chỉ là người có chức vụ, quyền hạn hoặc không có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên đối với người thực hành nhất thiết phải là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử.

Gây hậu quả nghiêm trọng: Làm sai lệch kết quả bầu cử gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác nên đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Những thiệt hại sau đây là hậu quả nghiêm trọng do hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử gây ra:

- Làm sai lệch kết quả bầu cử dẫn đến kết quả bầu cử bị huỷ bỏ, phải tổ chức bầu cử lại;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.

- Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định hậu quả khác là hậu quả nghiêm trọng như: Gây ra dư luận xấu trong nhân dân làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị và trật tự ở địa phương.

Căn cứ các quy định nêu trên thì hành vi câu kết sửa chữa kết quả bầu cử trên các phiếu bầu và trong biên bản kiểm phiếu của ông B và một số thành viên ban bầu cử Hội đồng nhân dân xã H đã cấu thành “Tội làm sai lệch kết quả bầu cử” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 127 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Mức khung hình phạt là phạt tù từ một năm đến ba năm. Ngoài ra, những người này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp pháp luật
Đọc trộm tin nhắn của người khác có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền biểu tình của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân theo quy định của Bộ Luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo Bộ luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng "bắt cóc" là bố đẻ của đứa trẻ và mục đích bắt cóc chỉ là để dành quyền nuôi dưỡng chăm sóc con thì sẽ xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể kiện gia đình vợ bắt cóc con?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận biết tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm quyền tự do
Thư Viện Pháp Luật
517 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm quyền tự do

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm quyền tự do

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào