Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp thẩm định giá như thế nào?
Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp thẩm định giá; tại Điều 18 như sau:
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi chậm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 20 ngày làm việc trong các trường hợp sau:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định pháp luật về giá;
b) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị hủy hoại do thiên tai, địch họa hoặc lý do bất khả kháng khác;
d) Thay đổi về danh sách thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp (gồm: tên, năm sinh, quê quán, chức vụ, số Thẻ thẩm định viên và ngày cấp Thẻ thẩm định viên về giá);
đ) Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
e) Doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, tạm ngừng, tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
g) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chậm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 35 ngày làm việc kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
b) Chậm thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
c) Chậm cung cấp chứng thư thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 40 ngày làm việc khi thay đổi một trong các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 45 ngày làm việc kể từ ngày đặt cơ sở hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
c) Không thực hiện báo cáo, không cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá sau 20 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
d) Không cung cấp chứng thư thẩm định giá, hoặc báo cáo kết quả thẩm định giá, hoặc các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày phải báo cáo, cung cấp thông tin về hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá;
b) Phát hành Chứng thư thẩm định giá hoặc Báo cáo thẩm định giá không có đủ các thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hồ sơ thẩm định giá theo đúng quy định của pháp luật về giá trừ trường hợp nêu tại Điểm d Khoản 8 Điều này;
b) Sửa chữa, thay đổi nội dung hồ sơ thẩm định giá đang được lưu;
c) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo quản, khai thác hồ sơ thẩm định giá.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá;
b) Không thực hiện đúng phương pháp thẩm định giá theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;
c) Không áp dụng đủ các phương pháp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, thuê, mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
b) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
c) Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Không lưu trữ hồ sơ thẩm định giá theo thời hạn quy định của pháp luật.
9. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện thẩm định giá đối với các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được thực hiện thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá hoặc báo cáo kết quả thẩm định giá được ký bởi người không phải thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm phát hành.
10. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá trừ trường hợp nêu tại Khoản 13 Điều này.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp, đồng thời không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
12. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá.
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?