Lập di chúc có cần sự đồng ý của các con?

Ông Phùng Văn Tốt, ở huyện Vĩnh Thuận hỏi: Sau hơn 50 tạo dựng, vợ chồng tôi có được 30 công đất ruộng, 2 công đất vườn và một căn nhà xây. Nay chúng tôi tuổi đã cao, lại nay ốm mai đau nên muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con để trọn bề làm cha làm mẹ. Vậy tôi có phải họp mặt gia đình và các con có phải ký vào tờ di chúc không?

  Di chúc là sự thể hiện ý kiến cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên, ông bà phải xác định quyền sử dụng đất này là của cá nhân (ông bà) hay của hộ gia đình.

          -  Nếu đất cấp cho hộ gia đình, thường là cha hoặc mẹ đại điện đứng tên (hộ ông bà) thì quyền sử dụng đất (QSDĐ) là tài sản chung của các thành viên trong gia đình. Do vậy, thành viên trong hộ gia đình chỉ được để thừa kế theo di chúc đối với QSDĐ của mình, chứ không được để thừa kế toàn bộ QSDĐ đất của hộ gia đình. Tuy nhiên, từng thành viên của gia đình có chung QSDĐ được uỷ nhiệm cho người đại diện của hộ gia đình để thực hiện quyền thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự. Khi ông bà lập di chúc phải có văn bản đồng ý của tất cả các thành viên (từ đủ 15 tuổi trở lên) của hộ gia đình, kèm theo là giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có) đã cấp cho hộ gia đình. Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực.

          - Nếu đất cấp cho cá nhân (ông, bà) thì ông bà có toàn quyền lập di chúc mà không cần hỏi ý kiến hay sự đồng ý của các thành viên khác trong gia đình theo quy định của pháp luật về thừa kế của Bộ luật Dân sự. Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

            Như vậy, ông bà có toàn quyền lập di chúc chung của vợ chồng trong trường hợp đất là của cá nhân ông bà; ngược lại nếu đất là của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của các con bằng văn bản theo hướng dẫn trên.

Lập di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Lập di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc chia đất cho con mới nhất 2023? Con là người thừa kế theo di chúc có được công chứng di chúc cho cha mẹ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc đã lập có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có nhiều đất có bắt buộc phải lập nhiều bản di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lập di chúc không cho bán di sản có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi lập di chúc bằng miệng, có được nhờ hàng xóm làm chứng hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Bỏ di chúc cũ, lập di chúc mới?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục lập di chúc trong trường hợp không biết chữ
Hỏi đáp pháp luật
Người lập di chúc để lại một phần di sản cho con của người có thẩm quyền chứng thực
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết đọc, biết viết
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập di chúc
Thư Viện Pháp Luật
410 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lập di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào