Thời hạn giải quyết vụ án
1. Thời hạn giải quyết một vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
- Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và khởi tố vụ án hình sự: Theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 02 tháng.
- Sau khi cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì sẽ tiến hành điều tra. Thời hạn điều tra được quy định như sau:
+ Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
+ Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có thể được gia hạn thời hạn điều tra, cụ thể: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng; Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố.
- Thời hạn truy tố: Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát sẽ ra bản cáo trạng tuy tố bị can trước Tòa án.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Thời hạn xét xử:
+ Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn 30 ngày.
Như vậy thời hạn để giải quyết một vụ án hình sự, kể từ thời điểm nhận tố giác, khởi tố vụ án đến mở phiên tòa xét xử là:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 4 tháng 25 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 9 tháng 15 ngày.
- Đối với tội nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 6 tháng 10 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 14 tháng.
- Đối với tội nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 8 tháng 5 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 19 tháng 15 ngày.
- Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn giải quyết vụ án là khoảng 9 tháng 5 ngày; trường hợp đặc biệt, được gia hạn thì tối đa là 22 tháng.
Theo quy định tại Điều 104 và Điều 8 của Bộ luật hình sự thì tội phạm thuộc quy định tại khoản 1 Điều 104 là tội phạm ít nghiêm trọng; khoản 2 Điều 104 là tội phạm nghiêm trọng; khoản 3 Điều 104 là tội phạm rất nghiêm trọng; khoản 4 Điều 104 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Về hình phạt đối với người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Điều 104 của Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
- Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
- Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Do vậy, mức hình phạt dành cho người đã cố ý gây thương tích cho bạn sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của bạn và các hành vi cụ thể của người đó. Bạn có thể đối chiếu với các quy định nêu trên để giải quyết trường hợp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?