Công chứng bản dịch
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật công chứng năm 2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bạn có thể yêu cầu Phòng tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực chữ ký người dịch trong văn bản hoặc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng công chứng bản dịch. Luật công chứng quy định công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch trước người yêu cầu công chứng sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn sau này.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 61 Luật công chứng về công chứng bản dịch và Điều 27, 28 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch, Cộng tác viên dịch thuật thì người dịch phải là Cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi bạn thực hiện công chứng bản dịch hoặc Phòng tư pháp cấp huyện thực hiện chứng nhận chữ ký người dịch.
Như vậy, ngoài việc đáp ứng điều kiện về người dịch thuật thì chị gái bạn phải là Cộng tác viên dịch thuật của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nơi bạn thực hiện việc công chứng bản dịch.
Về cách thức trình bày văn bản dịch công chứng: Pháp luật không có quy định điều chỉnh riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, khi dịch ngoài việc bảo đảm dịch đầy đủ, chính xác thì cần căn cứ vào thể thức của bản được dịch để trình bày cho hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?