Vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã có quy định rất cụ thể về nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, theo đó khi hành vi xây dựng trái phép của ông được phát hiện kịp thời và đã được lập biên bản là đúng quy định thì hành vi đó cho dù không bị xử lý (xử phạt vi phạm hành chính) thì Chủ tịch UBND xã vẫn có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Như vậy thẩm quyền áp dụng biện pháp: Buộc ông phải phá dỡ phần xây dựng trái phép là đúng.
Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt hành chính thì bị xử lý theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Về xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng đã được xử lý vi phạm trước ngày Nghị định số 23/2009/NĐ-CP có hiệu lực (trước ngày 1-5-2009) nhưng chưa xử lý dứt điểm sẽ được thực hiện theo quy định tại điều 15 - Thông tư 24/2009/TT-BXD như sau: Nếu công trình xây dựng vi phạm nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư ổn định nhưng lấn chiếm không gian, lấn chiếm đất đai, lấn chiếm chỉ giới xây dựng, lấn chiếm chỉ giới đường đỏ thì phải kiên quyết phá dỡ.
Đối chiếu với quy định này thì ông không thể xin tồn tại phần xây dựng lấn chiếm phần đất lưu không (lấn chiếm chỉ giới xây dựng) khi đã có quyết định buộc phá dỡ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?