'Thay đổi' họ tên cha trong khai sinh của con sau khi ly hôn
Pháp luật hôn nhân gia đình và hộ tịch hiện hành quy định quan hệ giữa cha và con có thể là quan hệ dựa trên yếu tố huyết thống (quan hệ giữa cha đẻ và con đẻ) hoặc dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi). Con của bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (hay quan hệ hôn nhân hợp pháp lần thứ nhất) giữa bạn và người chồng thứ nhất là con chung của hai người. Quan hệ giữa người chồng thứ nhất và con của bạn là quan hệ giữa cha đẻ - con đẻ và được pháp luật công nhận, bảo hộ.
Mặc dù chồng cũ của bạn vẫn biệt tích, bạn đã được tòa án xử cho ly hôn với người chồng cũ, nhưng pháp luật không tước quyền làm cha của người chồng cũ.
Mặt khác, quan hệ giữa người chồng thứ hai và con riêng của bạn chỉ là quan hệ giữa cha dượng và con đẻ của vợ nên về nguyên tắc, việc bạn làm lại giấy khai sinh cho con để đưa người chồng mới thay vào vị trí cha đứa trẻ là không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Việc cho đứa trẻ làm con nuôi người chồng mới để thay đổi lại giấy khai sinh cho đứa trẻ mà không có sự đồng ý của người cha đẻ cũng không phù hợp với quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, nguyện vọng làm lại giấy khai sinh cho con bạn để ghi họ tên của người chồng mới của bạn làm cha đứa trẻ là không được pháp luật cho phép nên không có cơ sở để giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?