Trường hợp bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất không phải là tổ chức tín dụng
Do bạn không cung cấp thông tin về bên thế chấp là tổ chức hay cá nhân; hình thức sử dụng đất mà bên thế chấp đang sử dụng là đất được giao hay được Nhà nước cho thuê nên bạn có thể tham khảo các quy định sau để áp dung vào trường hợp cụ thể của bạn.
1. Trường hợp bên thế chấp là tổ chức sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 174 và 175 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (đất thuê trả tiền một lần) hoặc thế chấp tài sản gắn lền với đất (đất thuê trả tiền hàng năm) tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Trong trường hợp này thì công ty bạn không phải tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thì không thể nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất được.
2. Trường hợp bên thế chấp là cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền “thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp này, công ty bạn hoàn toàn có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?