Tranh chấp nhà ở và tài sản

Chồng tôi có vợ và 3 người con ruột,ly hôn vào năm 2002 và li dị năm 2010.Khi li hôn thì không yêu cầu chia tài sản chung và chu cấp tất cả tiền ăn và học cho 2 đứa con đầu khi ra trường thì hoàn thành nghĩa vụ.2 đứa con ở với mẹ ruột của nó. Sau nửa năm li dị chồng tôi có mua 1 chiếc xe máy đứng tên là người chồng. Năm 2012 thì cưới tôi về và đăng kí kết hôn. Sau khi cưới, Tôi cũng mua 1 chiếc xe máy mang tên tôi. 2 vợ chồng cùng mua 1 mảnh đất và xây dựng nhà để ở,mảnh đất đứng tên chồng tôi nhưng tôi và chồng đồng sỡ hữu,hộ khẩu nhà chỉ có tên 2 vợ chồng. Tôi chưa có con. Đồ dùng trong gia đình như: tivi,tủ lạnh,máy giặc,máy lạnh………đều do 2 vợ chồng dành dụm mua sắm. Tôi có mở 1 quầy thuốc để bán đứng tên tôi. Khi chồng tôi mất đi thì 3 đứa con của vợ trước về tranh chấp và yêu cầu chia phần tất cả tài sản trên, chồng không để lại di chúc. Vậy xin hỏi 2 chiếc xe máy 1 của choàng 1 của vợ,tất cả đồ dùng trong gia đình và nhà cửa đất đai trên có được chia phần hay không hay tất cả là tài sản  của tôi được thụ hưởng,con chồng không có quyền vì tôi và chồng đã gầy dựng nên. Nếu chia thì chia như thế nào,con chổng được chia những gì và không được chia những gì? Nếu trong trường hợp như trên mà riêng đất đai nhà cửa là do tôi đứng tên 1 mình thì có được chia phần cho con của chồng không?

Khi chồng bạn mất có để lại Di chúc về chia tài sản không? Nếu không để lại Di chúc thì phần tài sản của chồng bạn sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 675 Bộ Luật dân sự 2005 như sau:

Ðiều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy khi chồng bạn mất mà trước đó chồng bạn có 3 người con đẻ thì 3 người con này được hưởng phần tài sản chồng bạn để lại. Theo quy định tại Điều Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:

Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào