Ngoại tình, chồng đơn phương ly hôn khi con dưới 1 tuổi?
Trong câu chuyện về hôn nhân và gia đình thì cả pháp luật và dư luận xã hội đều luôn đứng về phía người phụ nữ, đứng về phía người bị phụ bạc, bị ruồng bỏ.
Vì vậy, nếu người phụ nữ nào đó bị người khác “giật chồng” thì trước tiên có lẽ người đó cần xem lại mình, cần đặt ra những câu hỏi để trả lời đại loại như: Tại sao chồng mình lại yêu người phụ nữ khác hơn mình ? Tại sao tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp… của hai vợ chồng lại không quyến rũ, cuốn hút bằng người con gái kia? Chồng mình còn xứng đáng với tình yêu, lòng thủy chung và giá trị con người mình không?...
Những câu hỏi đó có thể tự trả lời hoặc chất vấn người chồng phụ bạc đó. Nếu người chồng vì nhất thời nông nổi, sa ngã… và sau đó xám hối quay về với vợ con thì người phụ nữ có thể bỏ qua và tạo cho anh ta một cơ hội. Còn nếu anh ta không quay về, một mực theo người tình, mặc những lời khuyên can của gia đình hoặc bạn bè hoặc cơ quan đoàn thể thì dưới góc độ pháp lý tình cảm vợ chồng lúc này gọi là “lâm vào tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Khi đó, một trong các bên có đơn ly hôn, dù là đơn phương thì tòa án sẽ xem xét giải quyết cho ly hôn.
Còn đối với người người phụ nữ có chồng ngoại tình thì họ có quyền lên tiếng để bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình. Nếu là phụ nữ Miền Bắc thì sẽ “xử lý” chồng mình trước rồi “xử lý” bồ của chồng sau, còn phụ nữ Miền Nam thì quy trình làm ngược lại.
Tuy nhiên, việc bảo vệ hạnh phúc gia đình mình phải dựa trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội, tuyệt đối không lên tổ chức đánh ghen, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác.
Các bên có thể ngồi lại với nhau để giải quyết các chuyện tình cảm phát sinh, mâu thuẫn đó. Người xưa vẫn nói, giữ kẻ ở chứ không giữ được người đi. Hạnh phúc là phải bắt nguồn từ cả hai phía. Vẫn biết rằng cuộc sống hạnh phúc gia đình luôn gặp sóng gió nhưng khi tình cảm không còn, khi một bên quyết tâm không muốn tiếp tục thì việc níu kéo chỉ làm mất thời gian và thêm khổ đau cho nhau, đến lúc đó, ly hôn có khi lại là sự giải thoát.
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì với phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được đơn phương ly hôn.
Còn phụ nữ thì không bị hạn chế quyền đơn phương ly hôn, họ có thể gửi đơn xin đơn phương ly hôn bất cứ khi nào nếu thầy cuộc hôn nhân của mình đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
Một trong những biểu hiện của tình trạng hôn nhân trầm trọng là chồng ngoại tình mà việc này đã được gia đình, bạn bè hoặc cơ quan đoàn thể hòa giải, khuyên can nhiều lần nhưng vẫn có hành vi ngoại tình.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì khi người chồng có quan hệ yêu đương, hẹn hò với người phụ nữ khác (có bồ) mà không thuộc trường hợp “chung sống như vợ chồng” (chỉ thỉnh thoảng qua lại, thậm thụt) thì người vợ không có cơ sở pháp lý để “kiện” cô bồ này, không có chế tài pháp lý để xử lý trong trường hợp này.
Nếu việc bồ bịch phát triển, nghiêm trọng đến mức có một trong những hành vi vi phạm hôn nhân một vợ một chồng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 48, Nghị định số Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm hành chính về Tư pháp, hôn nhân gia đình hoặc thuộc trường hợp quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự thì người vợ (người bị hại) mới có thể kiện, tố cáo để yêu cầu cơ quan công an xử lý theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?