Tài sản cùng sở hữu - ai mới có quyền bán?
Trường hợp của bạn là sở hữu tài sản chung theo phần do được thừa kế chung. Do đó, về nguyên tắc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung theo phần phải được sự đồng thuận của tất cả các đồng sở hữu chung.
Nếu không đạt được đồng thuận thì phải tuân theo qui định của điều 223 Bộ luật Dân sự 2005 về định đoạt tài sản chung như sau:
- Mỗi chủ sở hữu chung theo phần đều có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp luật.
- Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản chung bán phần sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác có quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 3 tháng đối với bất động sản, 1 tháng đối với động sản, kể từ ngày chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán. Nếu không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu chung đó được bán cho người khác.
Như vậy, nếu anh bạn muốn định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu chung theo phần là căn nhà thừa kế trên, bạn có quyền ưu tiên mua trong thời hạn trên kể từ ngày nhận được thông báo, nếu bạn không mua thì anh bạn được quyền bán phần sở hữu của mình cho người khác. Trong trường hợp bạn không đồng ý tiếp tục là sở hữu chung với anh bạn hoặc với người mà anh bạn bán, bạn có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu phân chia tài sản chung và bạn nhận lấy phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn bằng hiện vật (nếu nhà chia được) hoặc bằng tiền (nếu nhà quá nhỏ không thể chia được).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?