Việt kiều có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Tôi là Lý Toàn và hiện đang là việt kiều tại Nam Cali. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam. Nhưng tôi không nắm chắc những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, liệu tôi có được phép sở hữu nhà ở Việt Nam rồi sau đó cho thuê lại hay không?

Luật nhà ở 2014 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ  ngày 1/7/2015 đã có rất nhiều thay đổi tích cực, thông thoáng hơn cho cơ chế. Luật nhà ở 2014 là một trong những chính sách của chính phủ Việt Nam để áp dụng và phát triển nguyên tắc không phân biệt đối xử. Các quy định mới không những sẽ xóa đi những rào cản ban đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Bất động sản, mà sẽ còn là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực khác. Trong những thay đổi đó, điểm nổi bật nhất của Luật nhà ở 2014 là quy định người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Thứ nhất, Điều 7 của Luật Nhà ở 2014 có quy định:
“Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

Ngoài ra, theo Luật Nhà ở 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu. Và quy định duy nhất còn hạn chế đối với người nước ngoài là thời hạn sở hữu không quá 50 năm và số lượng bất động sản được sở hữu tối đa trong một tòa nhà chung cư.

Thứ hai, điểm d Khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở như sau:
“Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó”.

Như vậy, đối với trường hợp của anh, anh hoàn toàn có đủ điều kiện để sở hữu nhà tại Việt Nam cũng như có quyền được cho thuê lại ngôi nhà mà anh sở hữu. Chúc anh sớm đạt được mong muốn của mình.

Nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đầu tư bán nhà cho người nước ngoài vượt quá số lượng nhà được phép sở hữu tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được góp vốn kinh doanh bằng nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
03 hình thức khai thác dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cấp 4 là gì? Quy định về cấp nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở phục vụ tái định cư?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở phục vụ tái định cư là gì? Nhà ở phục vụ tái định cư phải đáp ứng những yêu cầu nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên thuê cho thuê lại nhà ở thì có cần phải thông báo cho bên cho thuê hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là ai? Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng nhà ở tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
319 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào