Có thể kiện đòi “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)?
1. Về việc kiện đòi sổ đỏ (kiện đòi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Theo Điều 163 của Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Còn theo Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Đối chiếu các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.
Do đó, mặc dù “sổ đỏ” bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng bố của bạn không thể khởi kiện đòi "sổ đỏ" vì "sổ đỏ" không phải là tài sản. Nếu bố của người bạn đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
2. Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.
Nếu thể thương lượng được với người hàng xóm, bố của người bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây trong trường hợp xin cấp lại ‘sổ đỏ’ bị mất (Xem thêm Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
Về trình tự, thủ tục xin cấp ‘sổ đỏ’ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi bị mất:
- Khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất ‘sổ đỏ’
- UBND cấp xã yết thông báo mất ‘sổ đỏ’ tại trụ sở, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn
- Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người bị mất ‘sổ đỏ’ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại ‘sổ đỏ’
- Văn phòng Đăng ký nhà đất kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định luật định ký quyết định hủy ‘sổ đỏ’ bị mất, đồng thời ký cấp lại ‘sổ đỏ’ (tức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ...
3. Tố cáo hành vi chiếm giữ "sổ đỏ" trái pháp luật hay tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản?
Theo thông tin của bạn, mặc dù hành vi chiếm giữ ‘sổ đỏ’ của người khác như trên là trái pháp luật, nhưng lại không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, hành vi dùng ‘sổ đỏ’ để ép đòi người khác phải đưa tiền hoặc tài sản có thể bị coi là hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tình thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật hình sự hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?